Vài tiêu chuẩn dán phim cách nhiệt Ô tô

639 Views 0 Comment

Dán phim cách nhiệt cho xe ô tô góp phần tạo nên diện mạo mới  cho xe của  bạn, làm gia tăng sự thoải mái, riêng tư khi ngồi trong xe đồng thời cải thiện tầm nhìn bằng cách giảm độ chói của ánh sáng mặt trời suốt cuộc hành trình. 

Thực tế cũng cho thấy rằng dán phim cách nhiệt có khả năng làm chậm quá trình phai màu của bề mặt nội thất do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, không phải ai cũng  hiểu về phim cách nhiệt ô tô để chọn cho mình những dòng phim, mã phim cách nhiệt phù hợp nhất.

Vậy nên, trước khi chọn một sản phẩm hay thương hiệu phim cách nhiệt cho ô tô bạn hãy dành thời gian tìm hiểu một chút về những đặc điểm của sản phẩm như là các chủng loại và ưu và nhược điểm của từng loại để có một lựa chọn sáng suốt nhất. Nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi xin chỉ ra cụ thể hơn cho bạn.

Phim cách nhiệt ô tô là gì?

Tấm phim cách nhiệt ô tô được hiểu một cách đơn giản là là một tấm nhựa polyester được phủ lên đó những vật liệu khác nhau như: kim loại, phi kim, các bon… Tùy thuộc vào công nghệ khác nhau. Với tác dụng chính là làm giảm thời gian làm nóng của xe giúp không khí bên trong trở nên mát mẻ và dễ chịu hơn.

Có thể bạn nghĩ rằng những chiếc ô tô đời mới  đều đã được trang bị kính an toàn và ít nhiều đã được xử lý để tạo màu màu nhằm ngăn chặn sức nóng và tia cực tím có hại. Do đó, dán phim cách nhiệt trong trường hợp này là không còn cần thiết. Thực tế thì các trang bị cộng thêm đó chỉ góp một phần nhỏ trong việc ngăn chặn tia UV mà thôi. Ở các dòng xe ô tô đời thấp hoặc xe hạng trung thì khá hiếm loại xe được xử lý kính trước khi xuất xưởng.

Nhà sản xuất khuyên bạn nên trang bị thêm phim cách nhiệt để bảo vệ sức khỏe của người lái và nội thất của xe một cách triệt để và đó cũng là ý nghĩa cốt lõi để những chiếc xe ô tô nên cần dán phim cách nhiệt 

Những thông số kỹ thuật bạn cần quan tâm khi dán phim cách nhiệt xe ô tô

Bạn cần nắm 4 thuật ngữ quan trọng về thông số kỹ thuật của phim cách nhiệt ô tô trước khi dán phim sau đây:

Khả năng truyền ánh sáng –  VLT (Visible Light Transmittance): 

Đây chính là thuật ngữ chỉ khả năng quan sát bên ngoài thông qua tấm kính kính được dán phim cách nhiệt. Thông số này có tỉ lệ phần trăm càng cao thì khả năng nhìn ra bên ngoài càng rõ ràng và ngược lại, nếu tỉ lệ truyền sáng này càng thấp thì tấm kính càng tối và hạn chế tầm nhìn ra bên ngoài. Vậy nên, trước khi dán phim cách nhiệt bạn cần nắm được chỉ số truyền sáng với tỉ lệ phần trăm sau đây:

Tiêu chuẩn độ truyền sáng:

  • Cho kính lái, kính mặt trước: VLT > 65%: Đảm bảo đủ sáng để vận hành xe trong mọi điều kiện. Phù hợp các tiêu chuẩn của Luật quy định.
  • Cho kính sườn phía trước (tài, phụ): VLT > 20%: Điều này đảm bảo cho bạn quan sát gương chiếu hậu trong điều kiện ánh sáng yếu, trời mưa hoặc ban đêm.
  • Cho kính sườn phía sau: VLT > 5%: Tăng độ tối và riêng tư, thoải mái cho người ngồi phía sau.

Khả năng ngăn chặn tia UV: – UVR (Ultraviolet Rejection):

Còn gọi là khả năng ngăn chặn tia cực tím. Đây là thông số chỉ lượng tia cực tím bị tấm kính được dán phim cách nhiệt từ chối. Tỉ lệ UVR càng cao chứng tỏ rằng tấm phim có khả năng ngăn chặn tia cực tím càng lớn. Một tấm phim cách nhiệt tốt sẽ có tỉ  lệ phần trăm ngăn chặn tia UV từ 98% – 100% và duy trì lâu dài.

  • Tiêu chuẩn ngăn tia UV: Từ 99% trở lên.

Khả năng ngăn chặn tia hồng ngoại – IRR (Infrarecd Rejection)

Là thông số để chỉ khả năng cản tia hồng ngoại của tấm kính được dán phim cách nhiệt được viết tắt là (tia IR) truyền sức nóng lên tấm kính với tỷ lệ 53% trong tổng năng lượng mặt trời. Phần trăm này càng lớn có nghĩa là tấm phim có khả năng hấp thụ sức nóng mặt trời càng tốt. 

  • Tiêu chuẩn ngăn tia Hồng ngoại: Từ 80% trở lên.

Khả năng phản xạ ánh sáng – VLR (Visiable Light Rejection): 

Đây là thuật ngữ để chỉ khả năng phản xạ ánh sáng khi chiếu lên tấm kính có dán phim cách nhiệt hay còn gọi là (độ phản quang.) Chỉ số này càng cao chứng tỏ khả năng phản xạ càng lớn và càng khó quan sát hơn vào phía bên trong. Với phim dán ô tô bạn nên chọn tấm phim có thông số VLR dưới mức 20% để đảm bảo tầm nhìn ra bên ngoài rõ ràng trong điều kiện ánh sáng yếu. 

  • Tiêu chuẩn VLR: Dưới 10%.

Kết.

Trong bất kỳ tấm phim cách nhiệt nào, 4 thuật ngữ về thông số trên đều là cơ bản và quan trọng . Bạn có thể kiểm chứng được bằng các loại máy đo, thiết bị đo. Khi bạn hiểu rõ 4 chỉ số này, là bạn có thể hoàn toàn yên tâm để lựa chọn cho mình một tấm phim tương đối tốt, có các thông số cụ thể. Việc tìm hiểu thêm về các thông số sẽ cho bạn một lựa chọn phù hợp hơn, đúng ý hơn.

Bài viết được đề xuất